Tài liệu hướng dẫn

HDSD - Phân hệ Tiền gửi ngân hàng

ĐĂNG NGÀY: 23/01/2021

Phân hệ Tiền gửi ngân hàng tuân thủ chặt chẽ quy định và luật pháp Việt Nam. Sau đây là các bước để người dùng có thể sử dụng phân hệ này trong phần mềm kế toán AccountingSuite một cách dễ dàng:

I. Thu tiền gửi ngân hàng

    I.1. Thu tiền từ khách hàng (VND)

          – Định khoản bút toán:

             Nợ TK 1121: Tiền Việt Nam

             Có TK 1311: Thanh toán với khách hàng

          – Nghiệp vụ Thu tiền từ khách hàng thực hiện trên phần mềm như sau:

  • Vào phân hệ Tiền gửi/Tiền mặtThu vào tài khoản ngân hàng, nhấn nút Tạo mới;
  • Chọn Dạng thuNhận tiền từ khách hàng;

  • Khai báo thông tin: Tài khoản ngân hàngNgười nộpSố tiền thuDiễn giải và mục tin in, sau đó nhấn Kết chuyển hoặc Kết chuyển và đóng.

     I.2. Thu tiền từ khách hàng (ngoại tệ)

           – Định khoản bút toán:

              Nợ TK 1122: Ngoại tệ

              Có TK 1312: Thanh toán với khách hàng (Ngoại tệ)

           – Nghiệp vụ Thu tiền từ khách hàng (ngoại tệ) thực hiện trên phần mềm như sau:

  • Vào phân hệ Tiền gửi/Tiền mặtThu vào tài khoản ngân hàng, nhấn nút Tạo mới;
  • Chọn Dạng thuNhận tiền từ khách hàng;

  • Khai báo thông tin: Tài khoản ngân hàng với tiền tệ là ngoại tệ thanh toán, Người nộpHợp đồng có tiền tệ là ngoại tệ, Số tiền thu nguyên tệ, Tỷ giá hối đoáiDiễn giải, sau đó nhấn Kết chuyển hoặc Kết chuyển và đóng.

      I.3 Nhận tiền trả lại từ nhà cung cấp (VND)

           – Định khoản bút toán:

              Nợ TK 1121: Tiền Việt Nam

              Có TK 3311: Thanh toán với người bán

           – Nghiệp vụ Nhận tiền trả lại từ nhà cung cấp thực hiện trên phần mềm như sau:

  • Vào phân hệ Tiền gửi/Tiền mặtThu vào tài khoản ngân hàng, nhấn nút Tạo mới;
  • Chọn Dạng thuNhận tiền trả lại từ nhà cung cấp;

  • Khai báo thông tin: Tài khoản ngân hàngNgười nộpSố tiền thuDiễn giải và mục tin in, sau đó nhấn Kết chuyển hoặc Kết chuyển và đóng.

     I.4 Nhận tiền trả lại từ nhà cung cấp (Ngoại tệ)

          – Định khoản bút toán:

             Nợ TK 1122: Ngoại tệ

            Có TK 3312: Thanh toán với nhà cung cấp (Ngoại tệ)

         – Nghiệp vụ Nhận tiền trả lại từ nhà cung cấp thực hiện trên phần mềm như sau:

  • Vào phân hệ Tiền gửi/Tiền mặtThu vào tài khoản ngân hàng, nhấn nút Tạo mới;
  • Chọn Dạng thuNhận tiền trả lại từ nhà cung cấp;

  • Khai báo thông tin: Tài khoản ngân hàng với tiền tệ là ngoại tệ thanh toán, Người nộpHợp đồng có tiền tệ là ngoại tệ, Số tiền thu nguyên tệTỷ giá hối đoáiDiễn giải, sau đó nhấn Kết chuyển hoặc Kết chuyển và đóng.

     I.5 Mua bán ngoại tệ (quy đổi tiền tệ)

          – Định khoản bút toán:

             Nợ TK 1121: Tiền Việt Nam

             Có TK 1122: Tiền ngoại tệ

             Hoặc ngược lại.

         – Nghiệp vụ Mua bán ngoại tệ (quy đổi tiền tệ) thực hiện trên phần mềm như sau:

  • Vào phân hệ Tiền gửi/Tiền mặtThu vào tài khoản ngân hàng, nhấn nút Tạo mới;
  • Chọn Dạng thuMua bán ngoại tệ;

  • Khai báo thông tin: Tài khoản ngân hàng muaTài khoản ngân hàng bánSố tiền muaSố tiền bánTỷ giá hối đoáiDiễn giải, sau đó nhấn Kết chuyển hoặc Kết chuyển và đóng.

II Chi tiền gửi ngân hàng

    II.1 Chi tiền trả nhà cung cấp (Việt Nam đồng)

          – Định khoản bút toán:

             Nợ TK 3311: Thanh toán với người bán

             Có TK 1121: Tiền Việt Nam

          – Nghiệp vụ Chi tiền trả nhà cung cấp thực hiện trên phần mềm như sau:

  • Vào phân hệ Tiền gửi/Tiền mặtChi từ tài khoản ngân hàng, nhấn nút Tạo mới;
  • Chọn Dạng chiTrả tiền cho nhà cung cấp;

  • Khai báo thông tin: Tài khoản ngân hàngNgười nhậnSố tiền chiDiễn giải và mục tin in, sau đó nhấn Kết chuyển hoặc Kết chuyển và đóng;
  • Chọn tính năng  trên thanh công cụ, sau đó chọn Ủy nhiệm chi cần in

      II.2 Chi tiền trả nhà cung cấp (Ngoại tệ)

            – Định khoản bút toán:

               Nợ TK 3312: Thanh toán với người bán (Ngoại tệ)

               Có TK 1122: Ngoại tệ

           – Nghiệp vụ Chi tiền trả nhà cung cấp thực hiện trên phần mềm như sau:

  • Vào phân hệ Tiền gửi/Tiền mặtChi từ tài khoản ngân hàng, nhấn nút Tạo mới;
  • Chọn Dạng chiTrả tiền cho nhà cung cấp;

  • Khai báo thông tin: Tài khoản ngân hàng với tiền tệ là ngoại tệ thanh toán, Người nhậnHợp đồng có tiền tệ là ngoại tệ, Số tiền chi nguyên tệ, Tỷ giá hối đoáiDiễn giải, sau đó nhấn Kết chuyển hoặc Kết chuyển và đóng;
  • Chọn tính năng  trên thanh công cụ, sau đó chọn Ủy nhiệm chi cần in.

      II.3 Chi tiền trả lại cho khách hàng (VND)

           – Định khoản bút toán:

              Nợ TK 1311: Thanh toán với người bán

              Có TK 1121: Tiền Việt Nam

           – Nghiệp vụ Chi tiền trả lại cho khách hàng (VND) thực hiện trên phần mềm như sau:

  • Vào phân hệ Tiền gửi/Tiền mặtChi từ tài khoản ngân hàng, nhấn nút Tạo mới;
  • Chọn Dạng chiTrả lại tiền cho khách hàng;

  • Khai báo thông tin: Tài khoản ngân hàngNgười nhậnSố tiền chi, Diễn giải và mục tin in, sau đó nhấn Kết chuyển hoặc Kết chuyển và đóng;
  • Chọn tính năng  trên thanh công cụ, sau đó chọn Ủy nhiệm chi cần in.

 

     

 

 

 

 

 

 II.4 Chi tiền trả lại cho khách hàng (Ngoại tệ)

             – Định khoản bút toán:

                Nợ TK 1312: Thanh toán với người bán (Ngoại tệ)

                Có TK 1122: Ngoại tệ

             – Nghiệp vụ Chi tiền trả lại cho khách hàng (Ngoại tệ) thực hiện trên phần mềm như sau:

  • Vào phân hệ Tiền gửi/Tiền mặtChi từ tài khoản ngân hàng, nhấn nút Tạo mới;
  • Chọn Dạng chiTrả lại tiền cho khách hàng;

  • Khai báo thông tin: Tài khoản ngân hàng với tiền tệ là ngoại tệ thanh toán, Người nhậnHợp đồng có tiền tệ là ngoại tệ, Số tiền chi nguyên tệ, Tỷ giá hối đoáiDiễn giải, sau đó nhấn Kết chuyển hoặc Kết chuyển và đóng;
  • Chọn tính năng ​​​​​​​ trên thanh công cụ, sau đó chọn Ủy nhiệm chi cần in.

     II.5 Chi nộp thuế, phí, lệ phí

           – Định khoản bút toán:

              Nợ TK 333: Thuế và các khoản phải nộp nhà nước

              Có TK 1121: Tiền Việt Nam

           – Nghiệp vụ Chi nộp thuế, phí, lệ phí thực hiện trên phần mềm như sau:

  • Vào phân hệ Tiền gửi/Tiền mặtChi từ tài khoản ngân hàng, nhấn nút Tạo mới;
  • Chọn Dạng chiNộp thuế và lệ phí;

  • Khai báo thông tin: Tài khoản ngân hàngTài khoản kế toánSố tiền chi, Diễn giải, sau đó nhấn Kết chuyển hoặc Kết chuyển và đóng.

     II.6 Chi nộp bảo hiểm

           – Định khoản bút toán:

              Nợ TK 338: Phải trả, phải nộp khác.

              Có TK 1121: Tiền Việt Nam

           – Nghiệp vụ Chi nộp bảo hiểm thực hiện trên phần mềm như sau:

  • Vào phân hệ Tiền gửi/Tiền mặtChi từ tài khoản ngân hàng, nhấn nút Tạo mới;
  • Chọn Dạng chiNộp bảo hiểm xã hội;

  • Khai báo thông tin: Tài khoản ngân hàngTài khoản kế toánSố tiền chiDiễn giải, sau đó nhấn Kết chuyển hoặc Kết chuyển và đóng.

     II.7 Chi tạm ứng

           – Định khoản bút toán:

              Nợ TK 141: Tạm ứng

              Có TK 1121: Tiền Việt Nam

          – Nghiệp vụ Chi tạm ứng thực hiện trên phần mềm như sau:

  • Vào phân hệ Tiền gửi/Tiền mặtChi từ tài khoản ngân hàng, nhấn nút Tạo mới;
  • Chọn Dạng chiChi tiền tạm ứng;

  • Khai báo thông tin: Tài khoản ngân hàngSố tiềnNgười nhậnDiễn giải, sau đó nhấn Kết chuyển hoặc Kết chuyển và đóng;
  • Chọn tính năng ​​​​​​​ trên thanh công cụ, sau đó chọn Ủy nhiệm chi cần in.

     II.8 Chi khác

           – Định khoản bút toán:

              Nợ TK 111: Tiền mặt (1111, 1112)

              Nợ TK 136: Phải thu nội bộ

              Nợ TK 138: Phải thu khác

              Nợ TK 244: Cầm cố, thế chấp, kỹ quỹ, ký cược (TT200)

              Nợ TK 1386: Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược (TT133)

              Nợ TK 228: Đầu tư khác (TT200)

              Nợ TK 228: Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác (TT133)

              Có TK 1121: Tiền Việt Nam

           – Nghiệp vụ Chi khác thực hiện trên phần mềm như sau:

  • Vào phân hệ Tiền gửi/Tiền mặtChi từ tài khoản ngân hàng, nhấn nút Tạo mới;
  • Chọn Dạng chiChi khác;

  • Khai báo thông tin: Tài khoản ngân hàngTài khoản kế toánKhoản mục chi tiết cho tài khoản kế toán, Số tiền chi, Diễn giải, sau đó nhấn Kết chuyển hoặc Kết chuyển và đóng.

     II.9 Trường hợp nghiệp vụ có phát sinh phí chuyển tiền

          – Thao tác lập chứng từ Chi tiền từ tài khoản ngân hàng như trên;

          – Người sử dụng nhấn vào <Không gồm phí ngân hàng> và tích chọn Bao gồm phí ngân hàng;

          – Tạo mới Phí ngân hàng hoặc chọn Phí ngân hàng đã có sẵn (Danh mục Phí ngân hàng được tạo chi tiết cho từng ngân hàng), điền đầy đủ thông tin các trường trong cửa sổ Phí ngân hàng (tạo mới) sau đó chọn Ghi lại và đóng.

  • Điền Phí ngân hàng và số tiền phí, thuế GTGT, thông tin hóa đơn (nếu có), sau đó nhấn Đồng ý;

 

Người dùng có thể liên hệ với bộ phận tư vấn, hỗ trợ của Công ty TNHH 1C Việt Nam để được tư vấn, giải đáp, hỗ trợ theo các số điện thoại: 

Tư vấn dịch vụ: (+84)247 108 8887

Hỗ trợ khách hàng: (+84)247 106 6667