Bộ Thông tin và Truyền thông đã phê duyệt Đề án xác định Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp và hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số. Theo đó, mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp được chia thành 6 cấp độ.
Theo Quyết định số 345/QĐ-BTC năm 2020 về việc phê duyệt Đề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính tại Việt Nam của Bộ Tài chính, 2022 - 2025 là giai đoạn áp dụng tự nguyện IFRS.
Đối tượng áp dụng của Quyết định bao gồm các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế, trong tất cả các ngành, lĩnh vực, địa bàn trên cả nước, với các quy mô khác nhau (siêu nhỏ, nhỏ, vừa, lớn). Việc ban hành và triển khai áp dụng Bộ Chỉ số chuyển đổi số doanh nghiệp gồm 3 Chỉ số áp dụng cho 3 loại doanh nghiệp phân theo quy mô như sau:
Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa, áp dụng cho các doanh nghiệp vừa, nhỏ, siêu nhỏ, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh;
Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp lớn, áp dụng cho các doanh nghiệp lớn độc lập, không tổ chức theo mô hình công ty mẹ - công ty con;
Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số tập đoàn, tổng công ty, áp dụng cho các tập đoàn, tổng công ty hoặc doanh nghiệp tổ chức theo mô hình công ty mẹ - công ty con.
Về cấu trúc Bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp, Quyết định quy định, cả 3 Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp lớn và tập đoàn, tổng công ty đều được cấu trúc theo 6 trụ cột (pillar) gồm: Trải nghiệm số cho khách hàng; chiến lược; hạ tầng và công nghệ số; vận hành; chuyển đổi số văn hóa doanh nghiệp; dữ liệu và tài sản thông tin.
Mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp được chia thành các cấp độ cụ thể như sau:
a) Mức 0 - Chưa chuyển đổi số: Doanh nghiệp hầu như chưa có hoạt động nào hoặc có nhưng không đáng kể các hoạt động chuyển đổi số;
b) Mức 1 - Khởi động: Doanh nghiệp đã có một số hoạt động ở mức độ khởi động việc chuyển đổi số của doanh nghiệp;
c) Mức 2 - Bắt đầu: Doanh nghiệp đã nhận thức được sự quan trọng của chuyển đổi số theo các trụ cột và bắt đầu có các hoạt động chuyển đổi số doanh nghiệp trong từng trụ cột của chuyển đổi số. Chuyển đổi số bắt đầu đem lại lợi ích trong hoạt động của doanh nghiệp cũng như trải nghiệm của khách hàng;
d) Mức 3 - Hình thành: Việc chuyển đổi số doanh nghiệp đã cơ bản được hình thành theo các trụ cột ở các bộ phận, đem lại lợi ích và hiệu quả thiết thực cho các hoạt động của doanh nghiệp cũng như trải nghiệm của khách hàng. Doanh nghiệp đạt chuyển đổi số mức 3 là bắt đầu hình thành doanh nghiệp số;
e) Mức 4 - Nâng cao: Chuyển đổi số của doanh nghiệp được nâng cao một bước. Nền tảng số, công nghệ số, dữ liệu số giúp tối ưu nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và trải nghiệm khách hàng. Doanh nghiệp đạt chuyển đổi số mức 4 cơ bản trở thành doanh nghiệp số với một số mô thức kinh doanh chính dựa trên nền tảng số và dữ liệu số;
f) Mức 5 - Dẫn dắt: Chuyển đổi số doanh nghiệp đạt mức độ tiệm cận hoàn thiện, doanh nghiệp thực sự trở thành doanh nghiệp số với hầu hết phương thức kinh doanh, mô hình kinh doanh chủ yếu dựa trên và được dẫn dắt bởi nền tảng số và dữ liệu số. Doanh nghiệp có khả năng dẫn dắt chuyển đổi số, tạo lập hệ sinh thái doanh nghiệp số vệ tinh.
Bộ TT&TT sẽ thẩm định, đánh giá mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp dựa trên kết quả tự đánh giá của doanh nghiệp và đánh giá của tư vấn độc lập hoặc đánh giá của Sở TT&TT. Trường hợp cần thiết Bộ TT&TT có thể tổ chức đánh giá trực tiếp đối với doanh nghiệp.
Doanh nghiệp đã được Bộ TT&TT thẩm định, đánh giá sẽ được cấp Chứng nhận mức độ chuyển đổi số và được sử dụng Chứng nhận này để quảng cáo thương hiệu cũng như đăng ký tham gia các chương trình chuyển đổi số doanh nghiệp và các đề án chuyển đổi số của cơ quan nhà nước.
Trước tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, doanh nghiệp Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội và không ít những thách thức. Vì vậy, chuyển đổi số là yêu cầu, xu hướng tất yếu, khách quan để cộng đồng doanh nghiệp đứng vững và phát triển.
Chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích đối với doanh nghiệp. Khi ứng dụng chuyển đổi số, sự liên kết thông tin giữa các bộ phận trong doanh nghiệp được kết nối trên nền tảng một hệ thống công nghệ đồng nhất, giúp cho các vấn đề phát sinh trong doanh nghiệp được giải quyết ngay khi xảy ra và sự vận hành không bị tắc nghẽn, gây tác động xấu đến hoạt động của doanh nghiệp, như: phục vụ khách hàng bị chậm trễ, lượng hàng bán được giảm sút,…
Tham gia quá trình chuyển đổi số, người điều hành sẽ có thể chủ động và dễ truy xuất báo cáo về các hoạt động của doanh nghiệp. Mọi hoạt động của doanh nghiệp, như: nhân viên ghi nhận doanh số, biến động nhân sự, tệp khách hàng tìm hiểu sản phẩm… sẽ được thể hiện trên các phần mềm quản trị doanh nghiệp, giúp quản lý doanh nghiệp hiệu quả và minh bạch hơn.
Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp khai thác được tối đa năng lực làm việc của nhân viên trong công ty. Bởi, những công việc có giá trị gia tăng thấp, hệ thống có thể tự động thực hiện mà doanh nghiệp không tốn chi phí, đồng thời cũng giúp nhân viên có thêm thời gian để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, thực hiện các công việc quan trọng khác. Chuyển đổi số cũng giúp người quản lý dễ dàng đánh giá chất lượng công việc của từng nhân viên qua số liệu báo cáo kịp thời.
Đưa công nghệ trở thành lợi thế cạnh tranh cho Doanh nghiệp Việt Nam trong kỷ nguyên số là một trong những sứ mệnh của 1C Việt Nam. Với 1000+ giải pháp đã và đang được triển khai trên 95+ quốc gia, 1C tự tin có thể giải quyết tất cả các vấn đề về quản lý và nghiệp vụ mà doanh nghiệp gặp phải.
Được phát triển dựa trên nền tảng hiện đại và tiên tiến - 1C:Enterprise, các giải pháp của 1C Việt Nam chắc chắn sẽ đem tới thành công cho doanh nghiệp. 7 giải pháp đã được Việt hóa và tuân thủ chặt chẽ quy định và pháp luật hiện hành giúp quản trị doanh nghiệp một cách tổng thể.
Tìm hiểu thêm về từng giải pháp của 1C Việt Nam tại đây. Chuyển đổi số - Thay đổi nhỏ, lợi ích lớn dành cho doanh nghiệp.
Tổng hợp